Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Tổng quan về dịch vụ DNS

0 nhận xét


1. Giới thiệu về DNS :

Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internetđều giao tiếp với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.
Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: www.microsoft.com, www.ibm.com..., thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ.
Ban đầu, khi DNS chưa ra đời, người ta sử dụng một file tên Host.txt, file này sẽ lưu thông tin về tên host và địa chỉ của host của tất cả các máy trong mạng, file này được lưu ở tất cả các máy để chúng có thể truy xuất đến máy khác trong mạng. Khi đó, nếu có bất kỳ sự thay đổi về tên host, địa chỉ IP của host thì ta phải cập nhật lại toàn bộ các file Host.txt trên tất cả các máy. Do vậy đến năm 1984 Paul Mockpetris thuộc viện USC’s Information Sciences Institute phát triển một hệ thống quản lý tên miền mới lấy tên là Hệ thống tên miền – Domain Name
Hệ thống tên miền này cũng sữ dụng một file tên host.txt, lưu thông tịn của tất cả các máy trong mạng, nhưng chỉ được đặt trên máy làm máy chủ tên miền (DNS). Khi đó, các Client trong mạng muốn truy xuất đến các Client khác, thì nó chỉ việc hỏi DNS.

Như vậy, mục đích của DNS là:

  • Phân giải địa tên máy thành địa chỉ IP và ngược lại.
  • Phân giải tên domain.
DNS là Domain Name System, dns là Domain Name Server chạy Domain Name Service.

2. DNS namespace:

Hệ thống tên trong DNS được sắp xếp theo mô hình phân cấp và cấu trúc cây logic được gọi là DNS namespace.

3. Cấu trúc của hệ thống tên miền:

Hiện nay hệ thống tên miền được phân thành nhiêu cấp:

  • Gốc (Domain root) : Nó là đỉnh của nhánh cây của tên miền. Nó có thể biểu diễn đơn giản chỉ là dấu chấm “.”
  • Tên miền cấp một (Top-level-domain) : gồm vài kí tự xác định một nước, khu vưc hoặc tổ chức. Nó đươc thể hiện là “.com” , “.edu” ….
  • Tên miền cấp hai (Second-level-domain): Nó rất đa dạng rất đa dạng có thể là tên một công ty, một tổ chức hay một cá nhân.
  • Tên miền cấp nhỏ hơn (Subdomain): Chia thêm ra của tên miền cấp hai trở xuống thường được sử dụng như chi nhánh, phòng ban của một cơ quan hay chủ đề nào đó.

4. Phân loại tên miền:

  • Com: Tên miền này được dùng cho các tổ chức thương mại.
  • Edu: Tên miền này được dùng cho các cơ quan giáo dục, trường học.
  • Net: Tên miền này được dùng cho các tổ chức mạng lớn.
  • Gov: Tên miền này được dùng cho các tổ chức chính phủ.
  • Org: Tên miền này được dùng cho các tổ chức khác.
  • Int: Tên miền này dùng cho các tổ chức quốc tế.
  • Info: Tên miền này dùng cho việc phục vụ thông tin.
  • Arpa: Tên miền ngược.
  • Mil: Tên miền dành cho các tổ chức quân sự, quốc phòng.
  • Mã các nước trên thế giới tham gia vào mạng internet, các quốc gia này được qui định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166. Ví dụ: Việt Nam là .vn, Singapo là sg….

4. DNS Server:

  • Là một máy tính có nhiệm vụ làDNS Server, chạy dịch vụDNS service.
  • DNS Server là một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về vị trí của các DNS domain và phân giải các truy vấn xuất phát từ các Client.
  • DNS Server có thể cung cấp các thông tin do Client yêu cầu, và chuyển đến một DNS Server khác để nhờ phân giải hộ trong trường hợp nó không thể trả lời được các truy vấn về những tên miền không thuộc quyền quản lý và cũng luôn sẵn sàng trả lời các máy chủ khác về các tên miền mà nó quản lý. DNS Server lưu thông tin của Zone, truy vấn và trả kết quả cho DNS Client.
  • Máy chủ quản lý DNS cấp cao nhấtlà Root Server do tổ chức ICANN quản lý:
    • Là Server quản lý toàn bộ cấu trúc của hệ thống tên miền
    • Root Server không chứa dữ liệu thông tin về cấu trúc hệ thống DNS mà nó chỉ chuyển quyền (delegate) quản lý xuống cho các Server cấp thấp hơn và do đó Root Server có khả năng định đường đến của một domain tại bất kì đâu trên mạng

Phân loại DNS Server:

  • 4A. Primary Server:
    • Được tạo khi ta add một Primary Zone mới thông qua New Zone Wizard.
    • Thông tin về tên miền do nó quản lý được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang cho các Secondary Server.
    • Các tên miền do Primary Server quản lý thì được tạo và sửa đổi tai Primary Server và được cập nhật đến các Secondary Server.
  • 4B. Secondary Server:
    • DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS Server để lưu cho mỗi một Zone. Primary DNS Server quản lý các Zone và Secondary Server sử dụng để lưu trữ dự phòng cho Primary Server. Secondary DNS Server được khuyến nghị dùng nhưng không nhất thiết phải có.
    • Secondary Server được phép quản lý domain nhưng dữ liệu về tên miền (domain), nhưng Secondary Server không tạo ra các bản ghi về tên miền (domain) mà nó lấy về từ Primary Server.
    • Khi lượng truy vấn Zone tăng cao tại Primary Server thì nó sẽ chuyển bớt tải sang cho Secondary Server .Hoặc khi Primary Server gặp sự cố không hoạt động được thì Secondary Server sẽ hoạt động thay thế cho đến khi Primary Server hoạt động trở lại.
    • Primary Server thường xuyên thay đổi hoặc thêm vào các Zone mới. Nên DNS Server sử dụng cơ chế cho phép Secondary lấy thông tin từ Primary Server và lưu trữ nó. Có hai giải pháp lấy thông tin về các Zone mới là lấy toàn bộ (full) hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incremental).

TẢI MIỄN PHÍ SÁCH Ở ĐÂY

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Ebook miễn phí © 2012 - Xây dựng và phát triển