Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Tiểu luận: Nợ công của Mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam

0 nhận xét
Bài tiểu luận ngành Kinh tế dưới đây với đề tài: Nợ công của Mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam. Với nội dung và đề tài nghiên cứu này các bạn sinh viên ngành kinh tế tham khảo để chuẩn bị cho bài tiểu luận hết môn sắp tới của mình. Chúc các bạn có bài tiểu luận được đánh giá cao!
Tiểu luận: Nợ công của Mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam tiểu luận ngành kinh tế

Tiểu luận: Nợ công của Mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Nợ công hiện đang là vấn đề rất nóng trên thế giới. Ngày 6.4.2011, Bồ Đào Nha đã phải chính thức lên tiếng kêu gọi trợ giúp tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) để giải quyết khủng hoảng nợ công. Năm ngoái, khi EU ra tay cứu trợ cho Hy Lạp và Ireland thì Bồ Đào Nha đã nằm trong nhóm “nguy cơ vỡ nợ” cùng với Tây Ban Nha, Ý. Không riêng gì EU, Mỹ cũng đang đối mặt với một núi nợ khổng lồ.
Hồi đầu tháng 4 năm nay Bộ Tài chính Mỹ dự đoán, nợ công của nước này sẽ chạm tới mức trần 14.300 tỷ USD mà pháp luật liên bang cho phép, trong khoảng thời gian từ 15/4 đến 31/5. Nếu tính từ năm 1995, với trần nợ công 4.900 tỉ USD, thì trần nợ công gấp khoảng ba lần cho đến thời điểm này. Cứ như thế, nợ công của Mỹ ngày càng phình to và nhiều quốc gia trên thế giới cũng vậy. Mỹ là cường quốc kinh tế số 1 thế giới nhưng lại lâm vào tình trạng nợ công trầm trọng, điều này đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế thế giới, đây sẽ là một thảm họa của thế giới.
Tại sao một cường quốc như Mỹ lại lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công và liệu nợ công có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Chúng ta cần có những biện pháp gì để ngăn chặn những ảnh hưởng mang tính tiêu cực từ nợ công của Mỹ? Đó chính là lí do mà nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Nợ công của Mỹ và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam”.
I. Khái quát chung
1. Khái niệm nợ công
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia mà thôi.
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm:
  • Thứ nhất: nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương
  • Thứ hai: nợ của các cấp chính quyền địa phương
  • Thứ ba: nợ của Ngân hàng trung ương
  • Thứ tư: nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.
Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là:
  • Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
  • Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
  • Nợ chính quyền địa phương: là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Nhận định này cũng được nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chính sách công thừa nhận.
2. Đặc trưng của nợ công
Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản, nợ công có những đặc trưng sau đây:
Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước
Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ Việt Nam hoặc chính quyền địa phương). Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài).
Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên.


TẢI MIỄN PHÍ SÁCH Ở ĐÂY

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Ebook miễn phí © 2012 - Xây dựng và phát triển