BIẾT TẤT TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ
NXB Lao Động, Trung tâm VHNN Đông Tây, 2007
In lần thứ ba. Khổ 14.5 x 20.5 cm. 503 trang
(Dịch từ tiếng Hán theo Tiểu học sinh thiên hạ sự toàn tri đạo.
Thiếu niên Nhi đồng Xuất bản xã, Tháng 3 năm 2001.)
Những người dịch : Nguyễn Thị Ngân Linh, Nguyễn Thị Hồng Hà
Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Thị Tố Mai.
Người hiệu đính : Nguyễn Thụy Ứng
Thực hiện ebook : hoi_ls
Tuổi nhỏ ham hiểu biết và cần ham hiểu biết. Đó là cái may của xã hội tương lai. Nhưng các bậc người lớn nhiều khi lúng túng trước vô số câu hỏi của em, con, cháu mình. Có lẽ vì vậy mà cuốn Tiểu học sinh thiên hạ sự toàn tri đạo (Học sinh tiểu học biết mọi chuyện trong thiên hạ) vừa phát hành tại Trung Quốc tháng 12/2000 thì tháng 2/2001 đã được in lại đến lần thứ ba, số lượng lên tới 41.000 bản.
Để giúp các bạn nhỏ Việt Nam - và không chỉ các bạn nhỏ - tìm thấy câu trả lời cho nhiều thắc mắc đáng khuyến khích, năm 2002 Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây liên kết với Nhà Xuất Bản Thuận Hóa tổ chức dịch và xuất bản tựa sách nói trên; sách được in thành bốn tập nhỏ với nhan đề Biết tất tật chuyện trong thiên hạ. Đây là loại sách có tính chất bách khoa tri thức, tập hợp những câu chuyện thú vị từ xưa đến nay trong cuộc sống, trong mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học, lịch sử... ở khắp năm châu bốn biển, mà trước hết là ở Trung Quốc và Phương Đông. Bản dịch tiếng Việt ra đời đã được sự đón nhận nhiệt tình nên năm 2003, chúng tôi đã tổ chức biên tập lại, in thành một tập khổ 14.5 x 20.5. Trong năm 2007 này, chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa và cho tái bản lần thứ 3 để làm món quà ý nghĩa cho các bạn nhỏ ham hiểu biết..
NXB Lao Động, Trung tâm VHNN Đông Tây
Tại sao người Trung Quốc thời cổ coi Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và Rồng là những con vật tượng trưng cho điều tốt lành?
Tại sao trong tên gọi các công trình kiến trúc thời cổ thường có chữ "cửu” ?
Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?
Tại sao phần mộ của các đế vương được gọi là lăng?
Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?
Tại sao đến tiết Thanh minh người ta phải đi tảo mộ?
Dịp tết Đoan ngọ tại sao người ta ăn bánh tét?
Tại sao đến rằm tháng Tám người ta ăn bánh Trung thu?
Tại sao tết Người Già và tết Trùng dương trùng hợp với nhau?
Tại sao ngày mồng tám tháng mườl Hai âm lịch được gọi là "Lạp bát tiết"?
Đêm cuối năm tại sao lại phải thức qua giao thừa?
Tại sao người miền Bắc Trung Quốc có phong tục ăn mằn thắn trong tết Nguyên đán?
Đêm giao thừa, tại sao người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ con?
Năm mới đánh vỡ đồ vật có phải là điềm không may hay không?
Tục mùa xuân múa rồng và múa sư tử
Tại sao tết Nguyên tiêu còn gọi là "Tết Đèn"?
Tại sao vợ chồng kết hôn lần đầu gọi là "vợ chồng kết tóc”?
Đời xưa tại sao gọi các nhà giam là "ban phòng '?
"Thượng phương bảo kiếm” là cái gì?
Tại sao trong xã hội.phong kiến Trung Quốc đàn bà phải bó chân?
Tại sao trong các cuộc hôn nhân nhà mối được gọi là "Nguyệt lão"?
Tại sao trên ảnh cưới bao giờ chú rể cũng ở bên trái, còn cô dâu bên phải?
Tại sao sinh con lại phát quả trứng đỏ?
Tại sao phải cho con trẻ mặc áo trăm mảnh?
Tại sao trong đời sống thường mời "ông cậu” đến giải quyết các chuyện bất hoà?
Đeo nhẫn có phải chỉ vì muốn làm đẹp hay không?
Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?
"Họ" do đâu mà có?
Do đâu mà có mười hai con giáp?
Tục xăm mình
Tại sao người Trung Quốc thích dùng màu đỏ để biểu thị chuyện vui ?
...v.v và ...v.v...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét