Câu 1. Căn cứ vào sơ đồ sau của một hệ sinh thái:
Sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật ăn tạp. B. Sinh vật ăn cỏ.
C. Sinh vật phân hủy. D. Sinh vật sản xuất.
Câu 2. Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin như thế nào?
A. mARN tARN ADN Polypeptit.
B. ADN mARN Polypeptit tARN.
C. tARN Polypeptit ADN mARN.
D. ADN mARN tARN Polypeptit.
Câu 3. Các enzym nào tham gia vào việc sửa chữa các tiền đột biến?
A. Reparaza, Ligaza. B. ADN-Polymeraza, Ligaza.
C. Ligaza, Prôlêaza. D. ADN-Polymeraza.
Câu 4. Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng?
A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến sôma trội.
C. Đột biến sôma lặn. D. Đột biến giao tử.
Câu 5. Biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc của gen?
A. Biến dị tổ hợp.
B. Biến dị đột biến.
C. Biến dị thường biến.
D. Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp.
Câu 6. Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?
A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu.
B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc.
C. Đảo vị trí giữa 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc.
D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen.
Câu 7. Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?
A. Đảo đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST.
C. Lặp đoạn NST. D. Mất đoạn NST.
Câu 8. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể được ký hiệu là 2n+1, đó là dạng đột biến nào?
A. Thể một nhiễm. B. Thể tam nhiễm.
C. Thể đa nhiễm. D. Thể khuyết nhiễm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét