Mâm ngũ quả ngày tết thể hiện đạo lý thiêng liêng uống nước nhớ nguồn. Gọi là ngũ quả nhưng thật ra không có quy định loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về sản vật, quan niệm riêng mà bày trí.
1. Cách bày trí mâm ngũ quả theo 3 miền.
a. Miền Bắc
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
b. Miền Trung
Ở miền Trung, người dân chủ yếu thành tâm dâng kính tổ tiên bằng những gì gia đình có. Trên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
c. Miền Nam
Khác với người miền Bắc, người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối,vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…
Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên "cầu vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ sung".
Lưu ý khi bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở người Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
2. Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết
Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau.
- Bưởi: phúc lộc, viên mãn
- Thanh long: rồng mây hội tụ
- Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực
- Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng
- Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý
- Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc
- Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
- Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
- Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
- Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
- Dừa: viên mãn
- Xoài: tiêu xài không thiếu thốn
- Quất: sung túc, lộc lá
- Đào: sự thăng tiến, danh lợi.
Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét