Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Kỹ thuật nhân giống cây sắn dây

0 nhận xét
Để giúp các hộ nông dân có được giống tốt cho sản xuất, xin phổ biến một số biện pháp kỹ thuật chọn giống và nhân giống sắn dây để cho cây có năng suất cao. Chúc bà con canh tác cây sắn dây có hiệu quả.

Kỹ thuật nhân giống cây sắn dây

1. Chọn giống:
Giống sắn dây được trồng phổ biến là giống sắn dây thân phớt tím, giống sắn dây thân vàng nhạt.
Về đặc điểm:
Cây sắn dây
  • Giống sắn dây thân phớt tím khi phát sinh mầm non có màu phớt tím đặc trưng của giống, củ có dạng thuôn đều, màu sắc tươi hơn so với dạng củ giống sắn dây thân vàng nhạt.
  • Giống sắn dây thân vàng nhạt có thân màu vàng nhạt, có bản lá to hơn, vỏ củ dày hơn so với giống sắn dây thân phớt tím.
2. Phương pháp nhân giống:
Sắn dây nhân giống vô tính, bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng nhân giống tốt nhất bằng phương pháp chiết mầm; phương pháp này dễ thực hiện, hệ số nhân giống cao (bình quân từ 1 gốc mẹ có thể nhân ra 25-30 bầu giống); tỉ lệ sống của mầm chiết cao trên 90%. Phương pháp nhân giống này như sau:
Chọn gốc mẹ: Vào thời điểm cuối tháng 12 năm trước đến đầu tháng 01 năm sau (trước tiết lập xuân), khi thu hoạch sắn dây, chọn những gốc khỏe mạnh, không sâu bệnh, đúng giống cần nhân giống.
Cắt thân chính ra khỏi gốc mẹ, đảm bảo vết cắt nhẵn, không gồ ghề. Dọn vệ sinh gốc. Gốc chính phải đảm bảo còn một số rễ (lúc giâm vào cát, khi gốc mẹ chưa ra rễ thì những rễ giữ lại sẽ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng nuôi gốc mẹ). Quét vôi vào vị trí bị cắt, sau đó ủ gốc mẹ vào cát, giữ ẩm.

TẢI MIỄN PHÍ SÁCH Ở ĐÂY

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Ebook miễn phí © 2012 - Xây dựng và phát triển