Bài tiểu luận dưới đây với đề tài: Ảnh hưởng của canh tác trên đất dốc đến môi trường địa chất, với nội dung và đề tài nghiên cứu này các bạn sinh viên ngành Môi trường có thể tham khảo để chuẩn bị cho bài tiểu luận hết môn sắp tới đây của mình. Chúc các bạn có bài tiểu luận được đánh giá cao!
I. Đặt vấn đề.
Đảm bảo an ninh lương thực là một trong những vấn đề trọng yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới vì thế mà ngày nay nguồn tài nguyên đất và nước đang rất được quan tâm. Trong tài nguyên đất nông nghiệp thì đất dốc có đặc tính nhạy cảm với môi trường, dễ biến đổi dưới tác động của hàng loạt yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu nhất là mưa lũ vì vậy muốn giảm những tác động đó đến đất ở nơi này thì cần có những biện pháp canh tác hợp lý, bền vững nếu không sẽ dẫn đến một chuỗi các hệ lụy như: đất bị xói mòn, rửa trôi, chua hóa, mực nước ngầm giảm… kéo theo ảnh hưởng đến vùng lưu vực phía dưới như: mất đất nông nghiệp, dòng sông bị bồi lắng… từ những ảnh hưởng trên mà chúng em đã được giao đề tài: “Ảnh hưởng của canh tác trên đất dốc đến môi trường địa chất”.
Với mục đích là tìm hiểu về các biện pháp canh tác trên đất dốc và ảnh hưởng của các biện pháp này đến môi trường địa chất, để từ đó biết được những biện pháp phù hợp với loại hình đất dốc giúp cải thiện môi trường địa chất tại đó và các vùng xung quanh.
Việc canh tác trên đất dốc không chỉ có ở một quốc gia nào mà rất nhiều nước trên thế giới đều canh tác trên đất dốc để tận dụng nhiều nhất nguồn tài nguyên này. Trong đó phải kể đến Việt Nam_nước có ¾ là đồi núi và nhất là trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa thì áp lực lên tài nguyên đất nông nghiệp được thể hiện rất rõ đặc biệt là đất dốc.
I. Nội dung.
1. Các khái niệm:
Canh tác: Canh nghĩa là cày, tác nghãi là làm. Canh tác tức là làm công việc nông nghiệp như trông trọt, chăn nuôi...
Môi trường địa chất: Là phần trên cùng của vỏ trái đất bao gồm cả thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản nước dưới đất và nước mặt, nơi con người chiếm cứ để sinh sống và tiến hành các hoạt động phát triển, nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) của các hoạt động và ngược lại, cùng tác động trở lại với con người, chi phối điều tiết một cách tự nhiên, tạo thuận lợi hoặc trở ngại cho cuộc sống và hoạt động của con người.
2. Hiện trạng.
2.1.1 Hiện trạng thế giới.
Theo tài liệu của FAO (2000), hiện nay trên Thế giới có khoảng 1 tỷ 476 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó đất dốc vùng đồi núi chiếm khoảng 65,9% và có khoảng 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất. Các vùng đồi múi trên thế giới có độ dốc trên 100 chiếm 50 – 60% diện tích đất nông nghiệp.
Hằng năm trên thế giới, không kể sản lượng nhóm cây nông lâm nghiệp khác trồng trên đất dốc, riêng lúa nương canh tác trên đất dốc đẫ và dang là nhuồn lương thực quan trọng để nuôi sống nhiều triệu người đóng góp 3,8% sản lượng lúa toàn cầu. Phần lớn diện tích cây lương thực này phân bố tập trung chủ yếu ở Ấn Độ (6,2 triệu ha), Brazil (3,1 triệu ha), Indonesia (1,4 triệu ha) và rải rác ở các nước trong khu vực khoảng 7,0 triệu ha (Dobermann và Fairhutst, 2000).
2.1.2 Hiện trạng ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, đất dốc chiếm khoảng 74% đất tự nhiên. do hầu hết đất bằng đã được sử dụng khá triệt để nên miền núi là nơi duy nhất còn tiềm năng mở rộng đất canh tác. Trong diện tích 9,4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4,06 triệu ha là đất lúa, còn trên 5 triệu ha chủ yếu là đất dốc, trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn ha, diện tích còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng. So với miền xuôi thì cơ cấu cây trồng ở miền núi đa dạng hơn nhiều. Trong khi hầu hết đất bằng ở miền xuôi phải dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là nơi có tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả, cây lương thực có giá trị cao, đó là chưa kể các loài rau quả ôn đới trồng trên các vùng núi cao. Ngoài ra miền núi còn đáp ứng 1 số nhu cầu về chuồng trại, chăn thả, đồng cỏ để phát triển chăn nuôi, tiềm năng về thủy điện…
Tuy nhiên, nếu viêc canh tác hợp và lý đúng cách thì môi trường địa chất sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đầu tiên phải nói đến đó là xói mòn và rửa trôi, xói mòn và rửa trôi là những mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hoá trong đất. Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu như đất canh tác không có thảm thực vật che phủ hoặc là đất bị đốt cháy trước mùa mưa.
Thứ 2 là sự suy thoái đất do đất rừng bị phá và đốt để trồng cây hàng năm làm lương thực, đất dốc ở nhiều vùng ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Theo Garrity D.P (1993), có rất nhiều lý do dẫn đến những hạn chế và sự bất ổn định sản lượng trên đất dốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thoái hoá đất nhanh cả về mặt sinh học, lý và hoá học.. Việc tăng độc tố nhôm trong đất là do đất bị axít hoá. Thêm vào đó là sự giảm đáng kể của cá nguyên tố vi lượng như: P, K, Ca, Mn, Zn. Ngoài ra việc canh tác không hợp lý còn có thể gây ra việc hạn hán vào mùa khô và gây nên lũ lut vào mùa mưa ảnh hưởng lớn tới người, động vật và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất.
Việc diện tích rừng bị giảm và các phương pháp canh tác lạc hậu đã để lại hậu quả là nhiều vùng đất rộng lớn đã trở thành đất trống đồi núi trọc. Ở Châu Á, khi rừng đã bị phá để trồng cây lương thực, đất sẽ trở nên chua và thường bị cỏ tranh xâm chiếm. Nông dân phải bỏ hoá những khu đất này, tiếp tục phá rừng nơi khác để làm nương mới trồng cây lương thực. Việc mất thảm thực vật rừng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt và lũ quét ở vùng cao.
TẢI MIỄN PHÍ SÁCH Ở ĐÂY
0 nhận xét:
Đăng nhận xét