Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Hướng dẫn trình bày khóa luận, đồ án, luận văn, luận án

0 nhận xét
Hướng dẫn trình bày khóa luận, đồ án, luận văn, luận án quy định trình bày khóa luận, đồ án, luận văn, luận án
Hướng dẫn trình bày khóa luận, đồ án, luận văn, luận án đưa ra những quy định về bố cục, cách trình bày, hình thức toàn bộ bài khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, giúp các bạn có thể trình bày một cách khoa học, chuẩn mực và hợp lý. Hướng dẫn trình bày khóa luận, đồ án, luận văn, luận án được ban hành kèm theo Quy định số 125 /2013/QĐ-TĐT, mời các bạn tham khảo.
Quy định trình bày khóa luận, đồ án, luận văn, luận án

1. VỀ BỐ CỤC NỘI DUNG KHÓA LUẬN/ĐỒ ÁN/LUẬN VĂN/LUẬN ÁN

Số chương của mỗi khóa luận/đồ án/luận văn/luận án (từ đây về sau, viết tắt là Luận văn/Luận án) tùy thuộc vào đặc tính, qui định của từng ngành/chuyên ngành và đề tài cụ thể; nhưng thông thường bao gồm những phần và chương sau đây:
1. Mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; cơ sở khoa học của việc chọn đề tài...;
2. Tổng quan: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của tác giả, các tác giả khác trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết;
3. Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết: trình bày các cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong Luận văn, Luận án;
4. Trình bày, đánh giá, bàn luận các kết quả: mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm.
Phần bàn luận phải căn cứ vào các dữ liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo;
5. Kết luận: trình bày những kết quả mới của luận văn, luận án một cách ngắn gọn không có lời bàn và bình luận thêm;
6. Kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo (nếu có);
7. Danh mục các công trình công bố của tác giả: liệt kê các bài báo, công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến nội dung của đề tài (sắp theo trình tự thời gian công bố);
8. Danh mục tài liệu tham khảo: chỉ bao gồm các tài liệu (sách chuyên khảo, tham khảo, tài liệu trên mạng, giáo trình, tài liệu hội thảo, hội nghị, bài báo...) được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để sử dụng trong Luận văn/Luận án;
9. Phụ lục (nếu có).

2. VỀ CÁCH TRÌNH BÀY

2.1. Soạn thảo văn bản

Sử dụng kiểu chữ Times New Roman (Unicode) cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword; mật độ chữ bình thường; không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 3.5 cm; lề dưới 3cm; lề trái 3.5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng, biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
Khóa luận/đồ án/luận văn/luận án được in trên một mặt giấy trắng, khổ A4 (210 x 297mm).



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Ebook miễn phí © 2012 - Xây dựng và phát triển