Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Tiểu luận: Quy trình sản xuất Soda

0 nhận xét
Với đề tài nghiên cứu: Quy trình sản xuất Soda, bài tiểu luận dưới đây có thể giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Thực phẩm có tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho bài tiểu luận hết môn Công nghệ sản xuất các chất vô cơ cơ bản sắp tới đây của mình. Chúc các bạn có bài tiểu luận được đánh giá cao!
Tiểu luận: Quy trình sản xuất Soda tiểu luận ngành công nghệ thực phẩm
LỜI MỞ ĐẦU
Sô đa là mặt hàng hóa chất mà lượng tiêu thụ có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng dân số và tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc dân của các nước.
Nhu cầu sô đa ngày càng tăng khi nền công nghiệp ngày càng phát triển. vì vậy sản lượng sô đa tăng liên tục trong vòng 100 năm nay. Trên thế giới hiện có 9 nước có công suất sản xuất sô đa trên 1 triệu tấn/ năm đó là: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức, Pháp, Italia, Ba Lan và Anh.
Phần lớn các nước sản xuất sô đa hàng đầu thế giới đều có dân số lớn và nhu cầu cao đối với các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất từ nguyên liệu sô đa. Nhìn chung, so với các nước công nghiệp phát triển, các nước kém phát triển hơn có xu hướng có tốc độ gia tăng nhu cầu sô đa cao hơn và nghành sản xuất sô đa tại các nước này cũng thường đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Trong hơn mười năm qua, vai trò của Trung Quốc trên thị trường sô đa thế giới đã thay đổi mạnh. Đầu thập niên 1990 Trung Quốc còn phải nhập nhiều sô đa để cung cấp cho các ngành sản xuất thủy tinh, hoá chất và chất tẩy rửa. Nhưng từ giữa đến cuối thập niên 1990, ngành sản xuất sô đa của Trung Quốc đã phát triển nhanh đến mức có lúc trở thành nguồn cung ứng sô đa lớn nhất cho các ngành sản xuất nội địa, vượt qua nguồn nhập khẩu từ Mỹ.
Năm 2002, sản lượng sô đa của Trung Quốc đạt 8,2 triệu tấn. Dự kiến năm 2003 sản lượng sô đa tại nước này sẽ tăng 5,7%, đạt 8,7 triệu tấn. Có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ để trở thành nước sản xuất sô đa lớn nhất thế giới.
Chính vì nhu cầu cao nên sô đa được các nước trên thế giới tập trung phát triển không ngừng nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy nhóm chúng em đã tìm hiểu cách điều chế sô đa cơ bản. Một cách nhìn tổng quát về sô đa để mọi người có thể hiểu về nó một cách đơn giản nhất.
Khái niệm
Natri cacbonat, hay còn gọi là sôđa, là một sản phẩm khoáng chất tồn tại tự nhiên ở quặng trona, nacolit và trong nước khoáng giàu natri cacbonat hoặc nước biển. Sôđa được sử dụng cho nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất.
Ngoài sản xuất từ các loại quặng tự nhiên, sôđa còn được sản xuất tổng hợp từ nguyên liệu đá vôi, muối và amoniac. Quặng sôđa được tìm thấy với số lượng lớn ở Botswana, Trung Quốc (TQ), Ai Cập, Ấn Độ, Kenia, Mêxicô, Pêru, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Hơn 60 loại quặng sôđa đã được phát hiện trên toàn thế giới, và những loại quặng này đã chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu (35 triệu tấn/năm). Còn 2/3 sản lượng là được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Sôđa có dạng nặng và dạng nhẹ.
Sôđa nặng với khối lượng riêng là 1 kg/dm3, được sử dụng cho sản xuất thủy tinh. Còn sôđa nhẹ có khối lượng riêng là 0,5 kg/dm3, được sử dụng để sản xuất các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa. Sôđa cũng được sử dụng trong các ứng dụng: loại bỏ lưu huỳnh từ khí thải của các ống khói, xử lý nước, tinh chế dầu, sản xuất chất nổ và cao su tổng hợp.
Trong sản xuất công nghiệp hiện nay, soda có một vị trí rất quan trọng. Nó len lỏi vào hầu hết quá trình công nghiệp từ các ngành công nghiệp hoá chất đến công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ... đều cần sự có mặt của soda. Nhu cầu soda đứng thứ 11 tính về sản lượng khi so với các hợp chất vô cơ, hữu cơ, kể cả hóa dầu.
Bởi tầm quan trọng của mình, soda được đề cập sản xuất từ những năm 1775. Năm 1775, Viện Hàn lâm khoa học Pháp nêu giải thưởng cho phát minh tìm kiếm phương pháp sản xuất soda trong công nghiệp.
Natri bicacbonat NaHCO3; Xô Ða tinh thể (Na2CO3.10H2O và Na2CO3.H2O) Natricacbonat rất quan trọng thường dùng trong công nghiệp xà bông giấy xenlulozo, dệt, thủy tinh, luyện kim và nhiều nghành khác. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Ebook miễn phí © 2012 - Xây dựng và phát triển