Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Kỹ thuật trồng nấm sò

0 nhận xét
Nấm sò có nhiều thành phần dinh dưỡng đây là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích. Bài kỹ thuật trồng nấm sò dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ quy trình trồng và chăm sóc nấm sò.

Kỹ thuật trồng nấm sò

Nếu thấy nấm non héo vàng là do gió lùa trực tiếp vào bịch phi đóng cửa hoặc độ thoáng quá kém phải mở cửa cho thoáng. Nếu nấm ra nhỏ là do không ép bịch hoặc nhiệt độ quá cao, nấm ra cuống nhỏ dài là do ánh sáng quá yếu hoặc phòng ngột ngạt quá
I. Mục đích:
Tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình tận dụng rơm dư thưa hàng năm sau thu hoạch ,hơn nữa là trùng với thời gian nhàn dỗi
II. Quy trình làm:
a) Chuẩn bị: Cho 100 kg rơm khô
Trồng nấm sò
  • Nhà trồng nấm rộng khỏang 20 m2, nhà lập bằng tranh, xung quanh quây bằng tranh, hoặc trát vách bùn.
  • Vôi tôi: 20kg
  • Túi nilon: 35 cm x 50 cm: 6 kg
  • Bông sạch để chống ẩm: 5 kg
  • Dây nịt để buộc 0,5 kg
  • Tre nhỏ để treo bịch
  • Dây buộc lúa
  • Nilon để quây đống rơm quây nhà ươm: 5 kg
  • Nước sạch
  • Xử lý nguyên liệu: Rơm phải khô, không bị mốc, xử lý bằng 20 kg vôi tôi
b) Cách làm rơm và ủ rơm
  • Di rơm ra sân từng lớp 1 cao 20 – 30 cm thì nước tưới cho ướt rơm. Khi rơm thấm đẫm nước (rơm mềm ra)
  • Cho hoà vôi tôi với nước ở 1 góc sân rồi cho rơm đã thấm nước vào xử lý (cho rơm rửa qua nước vôi). Sau khi rửa nước vôi đến đâu thì ủ đống luôn đến đó.
  • Dưới chân đống rơm ủ phi kê cao từ 10 – 15 cm để cho rơm ráo nước.
  • Đống ủ phi rộng 1,5 m, cao 1,5 m, dài 2 m.
  • Đống ủ phi vuông như hộp phấn vuông góc với đất.
  • Giữa đống ủ phi cắm cọc tre hay gỗ dài 1,8 m để thông khí.
  • Cắm cọc phi cắm ngay từ đầu lúc đống ủ mới cao 20 cm – 30 cm. Khi ủ xong phi lắc mạnh cọc cho thông khí.
  • Gần nóc đống ủ phải để thoáng và căng nilon lên cao tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.
c) Cách đo đống rơm:
  • Sau khi ủ rơm được 3 ngày thì đo đống ủ.
  • Dỡ nilon ra thấy đống ơm nếu ướt quá thì không tưới thêm nước. Nếu khô quá thì tưới nước thêm xung quanh.
  • Đống rơm phi có cạnh thẳng đứng như đống ủ lúc đầu và quây nilon như đống trước và các nilon trên đống để tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.
d) Cách kiểm tra nhiên liệu:
  • Sau khi đo xong tiến hành ủ tiếp từ 2 – 3 ngày, đến ngày thứ 7 thì kiểm tra nhiên liệu. Lấy tay nắm rơm ở mọi địa điểm của đống rơrm mỗi điểm 1 nắm. Vắt nắm rơm thấy có nước ở vân tay là được.
  • Nếu thấy nhiên liệu khô thì bổ xung thêm nước bằng cách lấy bình phun phun từ từ vào nhiên liệu. Nếu ướt quá phải hóng hoặc dùng quạt cho bay hơi nước.
e) Cách cấy giống và đóng bịch:
  • Địa điểm cấy giống: Phải cấy giống ở chỗ sạch, thoáng mát, không có ánh nắng.
  • Cấy giống đúng tuổi từ 16 – 20 ngày tuổi.
  • Đóng bịch cấy giống
  • Trước khi cấy giông lấy túi dán 2 góc ngoài với nhau sau đó lộn lại để cho đáy túi vuông góc tránh đọng nước.
  • Sau khi lộn túi xong lấy lượng nhiên liệu cho vào túi. Mùa đông nén chặt, mùa hè hay lỏng.
  • Nhiên liệu cao 7 cm thì cho 1 lớp giống. Khi cho giống (cấy giống) phi cấy xung quanh túi sao cho toàn bộ hạt giống tiếp xúc với túi nilon.
  • Tuyệt đối không được làm hạt giống vào giữa túi nhiên liệu.
  • Tiếp tục cho nhiên liệu vào túi 1 lớp tiếp theo. Mỗi túi rắc 4 – 5 lớp giống.
  • Khi gần đến miệng túi rắc giống lên toàn bộ nhiên liệu trên mặt. Để một phần ở giữa để cho bông.
  • Sau đó lấy 1 nắm bông gấp lại bằng miệng chén để lên miệng túi dùng dây nịt buộc chặt lại.
  • Cục bông có tác dụng lưu thông khí giữa trong và ngoài bịch.
  • Phải đóng túi hết trong 1 ngày, sau khi đóng túi xong thì đem xếp vào phòng ươm bịch.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Ebook miễn phí © 2012 - Xây dựng và phát triển