Bài luận văn dưới đây có đề tài: Ứng dụng của kiến trúc CQS trong vấn đề quản lý nghẽn trong mạng IP, với nội dung và đề tài nghiên cứu này các bạn sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin tham khảo để chuẩn bị cho đồ án, khóa luận tốt nghiệp sắp tới của mình. Chúc các bạn có một kỳ báo cáo thực tập tốt nghiệp sắp tới đây của mình thành công!
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay mạng lưới viễn thông đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên thế giới. Điều đó đặt ra một bài toán đó là quản lý mạng viễn thông như thế nào để nó hoạt động một cách hiệu quả và đảm bảo được chất lượng dịch vụ của mạng. Đối với mạng Internet trước đây do nhu cầu khách hàng chưa cao, chủ yếu là sử dụng các dịch vụ truyền thống như truyền file, thư điện tử, dịch vụ telnet v.v... Do vậy mà dịch vụ Best Effort là rất hiệu quả và đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Nhưng hiện nay với nhu cầu truyền đa phương tiện đang ngày càng phát triển nhanh chóng, điều đó đã làm xuất hiện các dịch vụ Intergrated Service và Differentiated Service.
Khi các dịch vụ này ra đời thì yêu cầu về vấn đề định tuyến và tốc độ các router cũng phải được nâng cao. Điều đó cần thiết phải có một cơ chế quản lý mới và một kiến trúc mới để quản lý router tốt hơn. Để đáp ứng yêu cầu đó, “Kiến trúc CQS” đã ra đời và được ứng dụng trong mạng Internet ngày nay.
Nội dung đồ án sẽ nghiên cứu đến kiến trúc mới này và một số: “Ứng dụng của kiến trúc CQS trong vấn đề quản lý nghẽn trong mạng IP”. Đồ án cũng thực hiện lập trình mô phỏng xác định lượng băng thông cung cấp cho các luồng lưu lượng IP ưu tiên sử dụng thuật toán WFQ. Bố cục của đồ án gồm năm chương như sau:
Chương I: Một số vấn đề tổng quan về mạng IP – Trình bày mô hình giao thức TCP/IP và các dịch vụ Best Effort, Intergrated Service, Differentiated Service.
Chương II: Chất lượng dịch vụ trong mạng IP – Trình bày các thông số chất lượng dịch vụ như: trễ, nghẽn, jitter, mất gói.
Chương III: Kiến trúc CQS – Trình bày vấn đề định tuyến trong mạng IP và kiến trúc CQS trong router.
Chương IV: Ứng dụng kiến trúc CQS cho quản lý nghẽn trong mạng IP – Trình bày các phương pháp quản lý nghẽn có sử dụng kiến trúc CQS.
Ngoài ra đồ án cũng thực hiện lập trình mô phỏng xác định lượng băng thông cung cấp cho các luồng lưu lượng ưu tiên IP sử dụng thuật toán WFQ. Phần này không được đưa vào nội dung đồ án mà được đưa ra ở một phần riêng.
Trong quá trình thực hiện đồ án, với năng lực có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của các độc giả quan tâm tới vấn đề được trình bày trong đồ án để Đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Văn Đát đã hết sức tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đồ án.
Khái niệm về mạng IP
Tiền thân của mạng Internet là mạng ARPANET của Bộ quốc phòng Mỹ. Mạng ARPANET ra đời với mục đích là kết nối các trung tâm nghiên cứu của một số Viện nghiên cứu và trường đại học nhằm chia sẻ, trao đổi tài nguyên thông tin. Ban đầu giao thức truyền thông được sử dụng là NCP (Network Control Protocol) nhưng sau đó được thay thế bởi bộ giao thức TCP/IP (Transfer Control Protocol/ Internet Protocol). Bộ giao thức TCP/IP gồm một tập hợp các chuẩn của mạng, đặc tả chi tiết cách thức cho các máy tính thông tin liên lạc với nhau, cũng như quy ước cho đấu nối liên mạng và định tuyến cho mạng.
Trước đây, người ta định nghĩa “Internet là mạng của tất cả các mạng sử dụng giao thức IP”. Nhưng hiện nay điều đó không còn chính xác nữa vì nhiều mạng có kiến trúc khác nhau nhưng nhờ các cầu nối giao thức nên vẫn có thể kết nối vào Internet và vẫn có thể sử dụng đầy đủ các dịch vụ Internet. Internet không chỉ là một tập hợp các mạng được liên kết với nhau, Internetworking còn có nghĩa là các mạng được liên kết với nhau trên cơ sở cùng đồng ý với nhau về các quy ước mà cho phép các máy tính liên lạc với nhau, cho dù con đường liên lạc sẽ đi qua những mạng mà chúng không được đấu nối trực tiếp tới. Như vậy, kỹ thuật Internet che dấu chi tiết phần cứng của mạng và cho phép các hệ thống máy tính trao đổi thông tin độc lập với những liên kết mạng vật lý của chúng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét